Breaking News
Home / Kiến Thức Cổ Vật / 4 tiêu chí để định giá một món đồ .

4 tiêu chí để định giá một món đồ .

Phạm Thành Trung xin chào các Bạn !

Ở các nước phát triển trên thế giới họ đã có các khái niệm , khung mẫu để định nghĩa về cổ vật từ rất lâu rồi  . Năm 2000, lần đầu tiên Việt Nam ban hành Luật Di Sản Văn hóa, trong đó xác định là các giá trị văn hóa vật thể ghi dấu ấn văn hóa của con người, là sản phẩm của con người tạo ra và có tuổi từ 100 năm trở lên là Cổ Vật . Vậy ngày xưa các cụ đi sưu tầm bằng tiêu chí nào ??? ..  Những ai đã thạo cuộc chơi cổ ngoạn thì đều ngấm truyền khẩu về các tiêu chí để đánh giá cổ vật bằng một câu ngắn gọn các cụ để lại là “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi  , đối với những món đồ giá trị cao thì 2 tiêu trí Độc & Gốc gác cũng rất quan trọng .

Khi nói chung về cổ vật thì như thế , ở bài viết này mình sẽ chia sẻ các tiêu chí riêng về đồ gỗ cổ , đồ gỗ xưa mà mình vẫn sử dụng khi sưu tầm . Tất nhiên , công việc mua bán sưu tầm , mỗi người sẽ khác nhau , lên các tiêu chí cũng khác nhau , mình rất mong nhận lại sự chia sẻ của các Bạn về cách các Bạn đi sưu tầm đồ gỗ cổ .

Tiêu Chí  # 1 :   Trình độ Nghệ Thuật  – Dấu ấn văn hóa  – Óc sáng tạo : 

Món đồ đó có đẹp không ? có truyền lại cho hậu thế những giá trị thẩm mĩ cao hay không ? và  phần kỹ thuật, mỹ thuât tạo ra từ bố cục, hoa văn, họa tiết, nét chạm khắc có thể hiện được trình độ tay nghề của các Nghệ nhận xưa hay không ? Đó là tiêu chí mà mình cho là ĐẮT nhất để xác định giá trị của món đồ .  Mình đã đi rất nhiều nơi , gặp hàng ngàn các món đồ gỗ cổ , gỗ xưa nếu các món đồ đáp ứng được tiêu chí 1  thì giá tiền của nó gấp vài lần , thậm trí vài chục lần các món tầm tuổi là chuyện bình thường .

Mình xin lấy ví dụ 2 chiếc tủ này , nói về tuổi tác thì 2 tủ chỉ lệch nhau khoảng vài chục năm , 1 cái gỗ gụ – 1 cái gỗ trắc .

Tủ thờ gỗ gụ cổ -Cẩn tích Hồng Công

Tủ thờ gỗ gụ cổ -Cẩn tích Hồng Công

 

Tủ thờ gỗ gụ cổ -Cẩn tích Hồng Công

Tủ thờ gỗ gụ cổ -Cẩn tích Hồng Công

 

Tủ gỗ trắc : Khảm tích Nhị Thập Tứ Hiếu .

Tủ gỗ trắc : Khảm tích Nhị Thập Tứ Hiếu .

 

Tủ gỗ trắc : Khảm tích Nhị Thập Tứ Hiếu .

Tủ gỗ trắc : Khảm tích Nhị Thập Tứ Hiếu .

 

Thoáng nghe qua giới thiệu 2 cây tủ , 1 Trắc & 1 Gụ . Chắc mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn tới cây tủ Trắc . Nhưng thực sự Cây tủ gỗ gụ gấp tới vài lần cây tủ Trắc đó các Bạn ạ . Chất Liệu và tuổi tác có sự khác biệt , nhưng thứ tạo lên giá trị vượt trội chính là Tính Nghệ Thuật & Óc sáng tạo của các Nghệ nhân xưa . Ở thể kỉ trước , làm gì có các dụng cụ lao động hiện đại , chỉ có cái kìm , kéo , đục dũa — nhưng với cái chất tinh hoa , tinh túy , sự sáng tạo của các Nghệ Nhân đặc biệt thì mới để lại cho Hậu thế chúng ta những món Quý Vật giá trị như thế này . 

Tiêu Chí # 2 : Chất Liệu .

Khác với đồ gốm sứ , đồ Gỗ cổ của chúng ta rất đa dạng về chất liệu , có tới hàng trăm loại gỗ , nhóm gỗ khác nhau  và rất nhiều các chất liệu gắn lên để trang trí như : Vàng – Bạc – Đồng – Ốc xà cừ – Ngà voi , …… Chính vì thế mà Chất Liệu là yếu tố thứ 2 mình muốn nhắc tới .

Ngày xưa các Nghệ Nhân   cũng rất cẩn trọng và có sự đầu tư chuẩn mực khi lựa chọn chất lượng gỗ và các chất liệu trang trí thêm . Các loại gỗ nhóm một thường được các cụ ưu tiên sử dụng như : Sưa – Trắc – Cẩm – Gụ , vì chỉ các loại gỗ này mới có thể đáp ứng được các tiêu chí như : chất gỗ đanh nhưng có độ dai & dẻo , chất dầu nhiều và vân gỗ đẹp . Vì thế các Bạn phải chuẩn bị rất tốt kiến thức về các loại gỗ trong Nhóm 1 này . Các bạn có thể tham khảo ở bài viết này của mình  :   Gỗ Trắc , Gỗ Sưa , Gỗ Gụ Phân Biệt Như Thế Nào ! 

Tiêu Chí # 3 :  Lành lặn – không sửa chữa .

Đây cũng là một tiêu chí cực kì quan trọng , đa số những món đồ gỗ cổ đều là đồ da dụng trong nhà lên nếu như có sứt mẻ một chút thì vẫn chấp nhận được , nhưng nếu đã sửa chữa rồi thì bạn lên hết sức cẩn trọng .

Sửa chữa cũng có 2 dạng : sửa phần thô , phần mộc  & sửa phần ten thời gian  (ten : là sự xuống màu của gỗ , ngả màu của ốc xà cừ hay ngà voi )

Sửa phần thô mà không quá lộ , không sửa nhiều thì bạn có thể ước lượng giá trị của món đồ thấp hơn một chút , nhưng sửa về phần  Ten quý vật thì bạn lên dè chừng . Kiểm tra kĩ mặt trên , dưới gầm để xác định chính xác được tuổi . Giá trị món đồ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi ten thời gian . 

Tiêu Chí # 4 : Tuổi 

Nếu như các tiêu chí trên đều rất tốt thì giá trị của món đồ sẽ phụ thuộc vào Tuổi của nó . Món đồ càng đẹp , tuổi càng sâu thì càng chứng minh được  là : để làm ra nó các Nghệ Nhân xưa phải vất vả như thế nào , tuổi càng sâu thì đồng nghĩa với công cụ lao động càng thô sơ , thô sơ mà làm được mức độ như thế thì đúng là Quá Tuyệt . 

Chỉ những người hiểu được và trân trọng  giá trị của  ” Tuổi ” của công sức lao động & óc sáng tạo của các Nghệ nhân xưa thì mới định giá được các món quý vật .

Mình xin Ví dụ đôi khay này . Nguồn gốc ở dưới Miền Tây , được một lái buôn của Đồng Kỵ mua về , được một lái buôn khác ở Nam Định mua lại , một thời gian sau lưu lạc lên Hà Nội & rất may mắn mình đã gặp và mua được .

Khay cổ khảm ốc xà cừ .

Khay cổ khảm ốc xà cừ .

 

Khay cổ khảm ốc xà cừ .

Khay cổ khảm ốc xà cừ .

 

Có 2 nhóm thợ cẩn ốc xà cừ đều gốc Hà Tây  ghé nhà mình chơi và nhận xét của họ như sau :

 # 1 Anh Hưng trẻ : Đẹp quá chú ạ , mà quan trọng là giá tiền thôi , bây giờ ốc cỡ nào mua chả được , chú thích khảm như thế nào cháu khảm cho . 

Mình chỉ Cười và Cảm ơn anh Hưng này thôi .

#2 : Chú Sĩ cũng đứng tuổi : Đúng là rất đẹp , rất quý ! Ngày xưa làm sao mà khảm được như vậy  ? Bây h tụi em mà khảm cỡ này là nhức đầu chết luôn , thân con Rồng , con kì lân có 1 – 2 miếng , vân mây và  thân rồng  lại dính vào với nhau ? không hiểu sao ngày xưa họ làm được vậy ?  Bây giờ làm loại như thế này em không dám nhận , vì làm cỡ này , mỗi ngày chỉ làm được 1 đến 2 tiếng , còn 8 tiếng ngồi ngắm và tính đường để cắt ốc , để làm ……

Thực sự là Vậy , phải hiểu được giá trị nghệ thuật & công sức lao động của các Nghệ nhân xưa thì chúng ta mới biết trân trọng và định giá các Quý vật một cách tốt nhất . Những nhà sưu tầm lớn , họ mua những món đồ vài chục triệu , họ bán vài trăm triệu là chuyện bình thường . Vì họ nhận ra được giá trị thực sự của món đồ mà những người bình thường không nhận ra .

Hiện tại đúng là đồ cổ rất quý hiếm và nếu chỉ sưu tầm và giao lưu đồ cổ không thôi thì không thể kiếm đủ thu nhập chi tiêu các khoản cần thiết . Thành Trung đang hướng dần sang sưu tầm và giao lưu những món đồ xưa , ngoài Bắc gọi là đồ tái già , những món đồ từ 30 đến 40 năm trở lên . Những món đồ này được làm ở thời điểm mà chưa có sự tác động của máy móc nhiều , những người thợ thủ công còn rất tâm huyết và yêu nghề  , nên nó vẫn còn cái hồn và cái cốt giống  như những món đồ cổ sâu tuổi hơn rất nhiều . Và những món đồ này có sự đột phá về giá rất tốt ,  sự đột phá về giá cao hơn đồ cổ rất nhiều .

Những món đồ  xưa ,  đồ tái già  nếu như đúng lối cổ như Thành Trung hay sưu tầm thì giá trị tăng lên theo thời gian rất nhanh , khoảng 5 – 10 năm là đã lên một thang giá khác . Và tương lai sẽ là những món đồ cổ quý hiếm . Vì Thành Trung tuyển lựa đồ rất kĩ . 

 

Phạm Thành Trung Xin Cảm ơn Bạn đã dành thời gian để đọc những chia sẻ của mình .

Chúc Bạn Sức Khỏe – Thành Công & Hạnh Phúc .

Phạm Thành Trung  Thế Giới Đồ Gỗ Xưa & Nay  – Trân Trọng !

About Phạm Thành Trung

26 comments

  1. Nguyễn Thành Giang .

    Cảm ơn anh Trung đã dám viết lên những suy nghĩ , những kinh nghiệm mà mọi lái buôn đồ cổ đều muốn dấu , muốn giữ luôn cho bản thân mình .
    Mình rất trân trọng tấm lòng & cái tâm của anh .

    • Chia sẻ , khai mở trí óc thì kiến thức mới tiếp tục nhập vào đầu ta được . Lúc mình chia sẻ cũng là lúc mình học tập từ mọi người anh Giang ạ !
      cảm ơn Thành Giang !

  2. Đức Hiền La Xuyên

    Cam on Bac Trung rat nhieu . Toi luon theo doi cac bai viet cua Bac . Rat that tam va chat luong .
    Khi nao ra Ha Noi minh xin moi Bac ly cafe !

  3. Anh Trung ơi bửa giờ em theo dõi thường xuyên các bài viết của anh, em thích lắm. Anh hiểu biết nhiều về đồ cổ ghê, cho em những thông tin mới mà em chưa biết. Đó giờ em thấy người bán nào cũng nói đồ của mình tốt, chỉ có anh là chia sẻ nhiều. Hôm nào em nhất định phải gặp anh 1 lần mới được. Em ái mộ anh lắm đó anh hihi.. Nice day anh nha. Em sẽ luôn đọc các bài viết mới của anh.

    Em Phương

    • Cảm ơn Bạn Đông Phương đã giành tình cảm cho mình .
      Mình rất trân trọng t.cảm cũng như sự nhiệt thành của Bạn !
      Nhất định sẽ gặp bạn vào một ngày gần đây nhất – Chúc Bạn sức khỏe & thành công .

  4. Chào bạn!

    Những chia sẻ của bạn về những kiến thức cổ rất hay. Ngoài 4 tiêu chí để định giá một món đồ thì còn có những tiêu chí đánh giá khác không bạn??

    Cảm ơn bạn!

    Lê Đình Hoàng Sơn

    • Còn rất nhiều bạn ạ , tùy vào trường hợp , cái này sẽ được tích lũy khi mình đi sưu tầm thực tế . mình sẽ chia sẻ thêm ở những bài viết sau . Cảm ơn Sơn .

  5. Trung ơi, có cách nào để xác minh được độ tuổi của món đồ để mình biết nó cổ đến mức nào không?

    Minh Tâm

  6. Rat cam on Anh Thanh Trung da bo thoi gian va cong suc de chia se nhung bai viet hay nhu the nay .
    Doi voi chung toi , nhung nguoi moi suu tam co ngoan thi nhung kien thuc anh chia se vo cung quy bau .
    Minh da ghe nha Anh Trung 1 lan . Do cua anh rat Quy rat Dep

  7. Hi anh Trung,

    Nhà em có 1 phòng thờ cúng ông bà tổ tiên trang trí nội thất theo kiểu cổ điển, em muốn tìm hiểu để mua 1 chiếc tủ như anh chia sẻ ở trên, anh tư vấn giúp em được không ạ? Em không rành lắm về mấy cái này mà ông xã em ở nước ngoài, không lo được.

    SDT: 0903.521.731

  8. chào bạn Nhưng thực sự Cây tủ gỗ gụ gấp tới vài lần cây tủ Trắc đó các Bạn ạ . Chất Liệu và tuổi tác có sự khác biệt , nhưng thứ tạo lên giá trị vượt trội chính là Tính Nghệ Thuật & Óc sáng tạo của các Nghệ nhân xưa . Ở thể kỉ trước , làm gì có các dụng cụ lao động hiện đại , chỉ có cái kìm , kéo , đục dũa — nhưng với cái chất tinh hoa , tinh túy , sự sáng tạo của các Nghệ Nhân đặc biệt thì mới để lại cho Hậu thế chúng ta những món Quý Vật giá trị như thế này .

  9. Làm sao để xác định được tuổi của món đồ vậy bạn?

  10. Chào bác Trung,
    Rất cám ơn những chia sẻ quí báu của Bác. Bác cho hỏi: mấy tủ thờ gỗ này có cần phải lau chùi thường xuyên không vậy? và có cần phải đánh vacni cho bóng lại không bác?
    Mong bác chia sẻ.
    Trần Minh Tú

    • Chào bạn Tú !
      Đồ cổ thì mình không lên đánh vecni hay bất kì hóa chất gì lên bạn ạ – Chỉ dùng dẻ lau khô để vệ sinh thôi .
      Vì đa số đồ xưa được làm bằng các loại gỗ tốt , gỗ nhóm 1 – chất dầu nhiều – lên mình lau bằng dẻ khô là đã bóng lắm rồi bạn ạ !

  11. Chào bạn,

    Phải là người có nhiều kinh nghiệm thì mới xác định được được giá của đồ cỗ. Cho mình hỏi bên bạn có dịch vụ thẩm định giá đồ cỗ không? Mình muốn giới thiệu cho ông anh đang siêu tập đồ cỗ cho biệt thự của anh ấy.

    Lê Thị Thu Thanh

    • Chào bạn Thu Thanh – Gọi là dịch vụ thì chắc phải thu phí , bên mình không có dịch vụ đó bạn ạ .
      Nếu bạn cần giúp thì cứ alo hay gửi Mail cho mình – Mình giúp bạn hoàn toàn miễn phí .
      Chúc bạn và gia đình sớm sưu tầm được những món đồ ưng ý .

  12. Chào bạn,
    Bên bạn có showroom ở HCM không, mình muốn qua coi đồ được không?

  13. Kiến thức sẽ có giá trị hơn nếu đem ra chia sẻ cho nhiều người .
    Bác Trung rất đặc biệt – tôi cực kì kính trọng Bác

  14. Chào Bác Trung,

    Cháu thấy Bác có post hình khay cổ khảm ốc xà cừ, thực sự rất ấn tượng. Bác cho cháu hỏi nếu khảm nhiều quá nhìn có rối lắm không?

    Cảm ơn Bác

    Nguyễn Thị Thúy Hằng

  15. Nguyễn thị cẩm linh

    Chào Bác Trung! Đọc bài viết này cháu thấy bác rất giỏi trong thế giới đồ cổ. Cháu mạo muội xin hỏi bác ở đâu, có thể cho cháu địa chỉ cụ thể vì cháu có một món đồ cổ rất cần sự tư vấn của bác ạ. Cám ơn bác nhiều nếu bác comment lại ạ.

  16. Em có tấm gỗ khảm xà cừ khoản hơn 100 năm, em nhớ a xem qua và định giá giúp em đwocj không ạ, sdt của em: 0898195880, em cám ơn ạ, em không biết số của anh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*