Breaking News
Home / Kiến Thức Cổ Vật / Sưu Tầm Đồ Gỗ Cổ, Đồ Gỗ Xưa Cần Lưu Ý .

Sưu Tầm Đồ Gỗ Cổ, Đồ Gỗ Xưa Cần Lưu Ý .

Chào các Bạn !

Bài viết này mình xin chia sẻ một số lưu ý khi mua đồ gỗ cổ , gỗ xưa mà mình chắt lọc được trong những năm đi sưu tầm . Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp các Bạn yên tâm hơn trong việc lựa chọn những món đồ mà mình thích và rất mong nhận được những phản hồi , góp ý của mọi người để bài viết và kiến thức của mình được hoàn thiện hơn . 

Chất Gỗ : 

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn , đúng như vậy , từ ngày xưa khi dựng đồ các cụ đã rất chú trọng đến việc sự dụng loại gỗ gì .  . Đồ gỗ cổ, gỗ xưa luôn được làm từ các loại gỗ trong nhóm 1 và nhóm đặc biệt quý hiếm như :  Sưa – Trắc – Cẩm – Gụ Mật – Lim – Hương – Mun – Gỗ Đỏ . 

Nếu các Bạn đi sưu tầm mà gặp những món đồ làm bằng các loại gỗ nhóm khác , gỗ tạp như : muồng , tràm , trai , sến , táu thì Bạn lên cân nhắc kĩ xem có lên mua hay không . Có thể là đồ giả cổ hoặc đồ của thợ tay ngang – thường có giá trị không cao.

Về chất gỗ thì các Bạn phải quan tâm đặc biệt đến ten gỗ   : Là màu của gỗ , đồ gỗ cổ , gỗ xưa thì phải có ten thời gian và xuống màu . Nhìn kĩ mặt trên và so sánh với các sản phẩm sâu tuổi mà mình đã được ngắm . VÀ dùng đèn pin chiếu xuống gầm để nhìn kĩ khe kẽ xem đã xuống màu hết chưa . Vì đồ giả cổ thường sẽ có sai xót ở dưới gầm . 

Kiểu Dáng  : Càng Lạ  & Đẹp –  Giá Trị Càng Cao .

Đồ Gỗ cổ cũng như đồ cổ , ai chơi cũng muốn hàng của mình là độc , đẹp và ít bị đụng hàng vì thế các quý vật làm từ gỗ mà có kiểu dáng lạ , dáng độc thì luôn có giá trị cao hơn rất nhiều .

Ghế Móc Tàu Dáng Lạ Khác Hẳn Với Những Bộ Móc Thông Thường Lên Giá Trị Cao.

Ghế Móc Tàu Dáng Lạ Khác Hẳn Với Những Bộ Móc Thông Thường Lên Giá Trị Cao.

Và những món đồ mới làm theo mẫu cổ mà không đạt yêu cầu thì giá trị rất thấp , điển hình như bộ Luois gỗ mun này , cho dù có đánh màu  giả cổ giỏi cỡ nào nhưng với kiểu dáng  thô và nét chạm xấu  này thì nhận ra ngay là đồ giả cổ, thợ tay ngang làm . 

Ghế Luois Làm mới , làm sai hoàn toàn kiểu dáng của mẫu cổ

Ghế Luois Làm mới , làm sai hoàn toàn kiểu dáng của mẫu cổ

Dáng Lạ – Dáng độc  : Nhưng phải theo các nguyên tắc cơ bản của lối đồ hay dòng đồ đó , như đồ tàu thì không thể chạm hoa lá tây, chạm tiếng Lating   và đồ tây thì  không thể chạm rồng , chạm chữ Hán vào  . Năm ngoái mình có coi một cái tủ Luois gỗ Trắc chủ nhà cam kết  chuẩn  cổ – hơn 100 năm , mình nhìn ten gỗ chưa già đồ  , hoa văn đục chạm thì lại thấy có chạm  Dơi Ngậm Đồng Tiền ( Phúc ngậm kim tiền ) ở góc tủ ,  mình nói là đồ lai căng – không chuẩn cổ – thì chủ nhà mới chịu thua. 

Dưới đây là các mẫu hoa lá  tiêu tiểu của Đồ Tây :

mẫu hoa lá tiêu biểu của đồ Tây .

mẫu hoa lá tiêu biểu của đồ Tây .

mẫu hoa lá của đồ Tây .

mẫu hoa lá của đồ Tây .

Các mẫu hoa lá tiêu biểu của đồ Tàu :

Các mẫu hoa lá tiêu biểu của đồ Tàu :

Các mẫu hoa lá tiêu biểu của đồ Tàu 

Cẩn Thân Trúc & chữ Phúc - Tiêu Biểu dòng đồ Tàu

Cẩn Ốc xà cừ  Thân Trúc & chữ Phúc – Tiêu Biểu dòng đồ Tàu

Ngoài các Hoa Lá tiêu biểu thì còn các Linh Vật Đại Diện rất rõ cho dòng đồ Tàu như :  Rồng Phượng – Chuột – Dơi – Hạc – Vịt ,…..

Rồng - Phượng - Đại Diện Tiêu Biểu Cho Dòng Đồ Tàu .

Rồng – Phượng – Đại Diện Tiêu Biểu Cho Dòng Đồ Tàu .

Nhớ Các Đặc Điểm Của Đồ Gỗ Cổ , Đồ Gỗ Xưa  :

Dưới đây là các đặc điểm nhận biết đồ tàu , đồ xưa , đồ của các nghệ nhân làm kĩ mà những người làm giả cổ ít khi làm được  :

Lưu Ý về Mộng Đục Thủng .

Lưu Ý về Mộng Đục Thủng .

1444792175510_11265

Đá luôn vo góc , đồ giả cổ thưởng không làm chuẩn

Đá luôn vo góc , đồ giả cổ thưởng không làm chuẩn

Đá luôn vo góc , đồ giả cổ thưởng không làm chuẩn

Đá luôn vo góc , đồ giả cổ thưởng không làm chuẩn

Các Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu mã , hoa văn của đồ cổ , đồ xưa ở các món đồ mình sưu tầm được , các Bạn Bấm Vào Đây   :  Các mẫu mã , hoa văn của đồ cổ , đồ xưa 

Các cạnh các góc luôn được vo tròn , không còn cạnh sắc.

Các cạnh các góc luôn được vo tròn , không còn cạnh sắc.  

 Ngoài ra ngày xưa các cụ làm đồng toàn bộ là thủ công lên và rất kĩ lên khe kẽ đục chạm luôn được làm rất nhẵn và rất ít khi dùng đinh .
Kiến thức mình chia sẻ chỉ là trên cơ sở tầm hiểu biết cá nhân , để có thể yên tâm và có những lựa chọn chuẩn nhất thì mỗi người phải tự tìm hiểu và học hỏi nhiều , bản thân mình cũng vậy khi nghe nói ở đâu có món đồ đẹp thì mình phải đi xem bằng được , xem để mở rộng tầm hiểu biết và xem cho quen mắt – khi nào có duyên gặp được thì còn biết đường mà giao lưu.
Xin cảm ơn các Bạn đã đọc bài viết – Chúc các Bạn sức khỏe và Thành Công .
Chia sẻ kiến thức – kết nối đam mê .
Phạm Thành Trung – Trân Trọng 

About Phạm Thành Trung

34 comments

  1. Nguyễn Huy Thưởng - Thạch Thất - Hà Nội

    Bác bận rộn nhưng vân dành thời gian để viết bài giúp đỡ anh em mới sưu tầm như chúng tôi . Cảm ơn Bác Rất nhiều .
    Những cách Bác chỉ tôi thấy rất hay , ngoài hà nội cũng rất nhiều anh em muốn vào gặp bác để được Bác giúp đỡ vài món đồ lớn . rất mong sẽ đc đón nhận nhiều bài viết nữa của Bác .

    • Từ nay tới cuối tháng tôn bận rồi – khoảng 20 hôm nữa tôi đã lên lịch ra Hà Nội rồi . Ra đó tôi sẽ alo cho Thưởng và cùng nhau giải quyết vấn đề .
      Phạm Thành Trung – Trân Trọng .

  2. Chào bạn,
    Cám ơn bạn đã chia sẻ cho tôi có thêm nhiều kiến thức về đồ gỗ xưa. Tôi là một người mê đồ gỗ mà thú thật là chưa có nhiều kinh nghiệm gì hết. Tôi đang muốn biết cách phân biệt đồ gỗ thực sự đuợc xẻ ra từ thân cây chứ không phải loại được ép và làm giả. Bạn có cách nào chia sẻ giúp tôi được không?
    Mong bạn giải đáp.

  3. Chào bạn!

    Chơi đồ gỗ và đặc biệt là đồ gỗ xưa đòi hỏi phải am hiểu về gỗ, về hoa văn, ý nghĩa của từng hoa văn đó. Mình cũng rất thích dùng đồ gỗ nhưng không biết phân biệt được gỗ nào tốt và ý nghia phong thuỷ của hoa văn. Nhờ bạn tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!

    Phan Thị Minh Tâm

  4. Chào bạn,
    Tôi rất thích chi tiết bạn nêu về đặc điểm nhận biết đồ tàu, đồ xưa , đồ của các nghệ nhân làm kĩ mà những người làm giả cổ ít khi làm được. Cám ơn bạn đã chia sẻ. Mong bạn sẽ có những bài nói thêm về các kiểu dáng đồ gỗ cổ đặc trưng của việt nam vì tôi thích nghiên cứu các loại đồ gỗ việt xưa, về đặc điểm, kiểu dáng, loại gỗ… theo từng thời kì.

  5. Phước Vĩnh - Cần Thơ .

    Nhung kien thuc anh chia se o bai viet nay rat hay . va toi cung hay dung nhung cach nay de di mua do co day .
    Cam on anh rat nhieu .
    Da ghe nha anh Trung mot lan roi . Do cua anh rat chuan va dep . chuc mung anh !
    nguyenphuocvinh1963@yahoo.com

  6. Đồ Gỗ Đại Nam - Cộng Hòa

    Bác Trung viết rất thật và rất hay , những thứ này đa số mọi người đều dấu cho riêng mình , chỉ có riêng Bác Trung là luôn chia sẻ cho anh em chúng tôi học tập .
    Bác cho em hỏi thêm cách phân biệt đồ đánh P.U với đồ mà ngày xưa các cụ đánh Vecni được không ạ ?
    Cảm ơn Bác Trung rất nhiều .

  7. Chào bạn, mình thấy những chiếc ghế này thông qua bài viết của bạn có thể nói là ” Tốt Gỗ lẫn Tốt Nước Sơn ” , Tính mình xưa nay cũng quan trọng hình thức, tuy nhiên mình còn quan trọng chất lượng hơn, đặc biệt là những vật dụng trang trí cũng như sử dụng trong nhà hằng ngày. Bạn có thể cho mình hỏi mình có thể tìm mua những bộ bàn ghế này ở đâu được không? Mình tính tặng quà cưới cho em trai bộ bàn ghế loại này! Thanks bạn

  8. Cảm ơn chia sẻ của bạn. Dạo này đồ giả cổ nhiều quá nên cũng ngại. Nên mua đồ cổ ở đâu thì bảo đảm vậy bạn?

  9. chào bạn,
    “đồ giả cổ thường sẽ có sai xót ở dưới gầm”, bạn giải thích hơn chút được không?

    Nguyễn Hải Phi

  10. vùa rồi minh có mua 1 bộ trường kỷ. ko biết người ta dùng phép thuật gi(gỗ mới) mà thành gỗ củ về nhà mình mới phát hiện ra.bạn cho mình hỏi làm thế nào để phân biệt đồ mới và đồ củ?

  11. chào bạn
    đồ cổ đẹp quá bạn ơi hôm sau nhờ bạn tư vấn thêm dùng mình nhé

  12. Chào Bạn!

    Bạn cho ình hỏi liệu trên thị trường có gỗ xưa giả không bạn (tức là gỗ thời giờ nhưng được ngụy biện rồi nói là gỗ xưa đó)

    Lê Thị Thủy
    http://dalim.vn

  13. chào bạn, cho mình hỏi làm sao phân biệt được gổ quý và gổ thường khi mua đồ cổ. cảm ơn bạn

  14. Chào Anh Trung,

    Mình rất thích sưu tầm đồ gỗ mà nhất là gỗ xưa. Nhưng mình đang phân vân, gỗ xưa thường thích hợp cho những ngôi nhà mang phong cách cổ điển, nhưng nhà mình là nhà phố, theo phong cách hiện đại. Vậy có thích hợp không anh? Không biết phải bố trí sao cho phù hợp.

    Anh tư vấn dùm mình.

    Nguyễn Thị Thúy Hằng
    http://www.quangcaongoaitroi.info

  15. Mình nghe nói đồ cổ hay làm giả lắm. Có cách nào để phân biệt một cách đơn giản không bạn?

  16. Chào bạn,

    Mình có ông chú rất thích đồ gỗ cỗ lắm, ông ấy thường xem nó như là bảo vật mỗi khi sưu tầm được một món nào đó. Bài chia sẽ của bạn rất hay, bạn cho mình xin số đt để chú mình liên lạc với bạn để được tư vấn thêm về việc sưu tầm đồ gỗ cỗ nhe.

    Lê Thị Thu Thanh

  17. Đồng Hồ Cổ Minh Đức

    Những kiến thức mà Trung chia sẻ trên đây cũng chính là kinh nghiệm mấy chục năm đi sưu tầm cũng anh em mình .
    Chỉ có chú mới làm được những việc này , Minh Đức rất ngưỡng mộ .

  18. Văn Thị Thu Hiền

    Xin chào bác Thành Trung
    Cháu đang làm luận văn cao học đề tài: “Nghệ thuật thiết kế vật dụng nội thất bằng gỗ ở Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay”

    Bác có thể giúp cháu hiểu thêm về đặc trưng của đồ gỗ phong cách Tàu, đồ gỗ phong cách Huế và đồ gỗ phong cách Pháp được không ạ. Hoặc có tài liệu gì có liên quan, mong bác chia sẻ giúp cháu.
    Cháu xin chân thành cảm ơn.

  19. E có 2 tủ thờ khoảng 200 300 năm không biết phân biệt loai gỗ ai giúp đỡ e phân biệt với

  20. E có 2 tủ thờ khoảng 200 300 năm không biết phân biệt loai gỗ ai giúp đỡ e phân biệt với

  21. Trang quoc tri

    Chao anh Trung . Em dang co ý dinh mua mot tủ áo quần cổ duoc gioi thieu trên 100 nam chat lieu gỗ gỏ giá 30.000.000 Vậy làm gi de biet duoc thâm nien cua gỗ va gia co hop lý ko . Mong a tu van giup . Cam on a nhieu.

  22. Cho hoi tham .
    Gia 1 bo do go louis gon 1ban va 4 ghe don do co hon 80 nam Cham khoang bao nhieu tien .

  23. Vũ xuân Chiến

    Chào bác! Nhà em có món đồ này nhờ bác đánh giá giúp

  24. Trần Văn Ngon

    Rất cảm ơn Anh đã chia sẻ
    Em mới tập chơi đồ gỗ, kiến thức còn ở mức sơ khai, rất mong nhận được chia sẻ thêm nhiều những kiến khác từ Anh.
    Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*