Breaking News
Home / Kiến Thức Cổ Vật / Đồ Sứ Ký Kiểu và Đồ Sứ Ngự Dụng

Đồ Sứ Ký Kiểu và Đồ Sứ Ngự Dụng

Chào Các Bạn !

Trải qua năm tháng, Gốm sứ không chỉ còn là những đồ dùng thủ công phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người: chén, nồi, ấm, đĩa… mà còn hơn thế, gốm sứ đã trở thành một nét hồn dân tộc, trở thành một vẻ đẹp riêng, một niềm tự hào riêng nói lên cốt cách, tâm hồn của cả một đất nước.

Ở bài viết này mình xin được giới thiệu về 2  dòng đồ sứ được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới cổ ngoạn của chúng ta  đó là Đồ Ký Kiểu và Đồ Ngự Dụng  , mình chỉ giới thiệu sơ qua để các Bạn nắm được khái niệm , vì có rất là nhiều thứ để nói về  2 dòng đồ này lên mình sẽ đi sâu vào từng dòng đồ ở những bài viết sau .

Dòng Đồ Ký Kiểu : 

Đồ sứ ký kiểu là tên gọi của một nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam bao gồm vua, quan và cả thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề.

 

Đĩa Kí Kiểu – Nội Phủ Thị Trung

Dòng Đồ ký kiểu  này được các nhà chuyên môn phân biệt theo triều đại:

Đồ ký kiểu  thời Hậu Lê (hay thời Trịnh – Nguyễn phân tranh):  Trong đó, đồ sứ do các chúa Trịnh ký kiểu là những món đồ mang các hiệu đề: 內 府 侍 中 (Nội phủ thị trung), 內 府 侍 右 (Nội phủ thị hữu), 內 府 侍 東 (Nội phủ thị đông), 內 府 侍 南 (Nội phủ thị nam), 內 府 侍 北 (Nội phủ thị bắc), 內 府 侍 兑 (Nội phủ thị đoài) và 慶 春 侍 左 (Khánh xuân thị tả). Còn đồ sứ do chúa Nguyễn ký kiểu là những chiếc tô đề thơ của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) vẽ kèm phong cảnh minh họa những nội dung bài thơ đó. Những chiếc tô này đều có hiệu đề gồm hai chữ Hán Thanh ngoạn (清 玩) viết theo lối chữ triện.

Hiệu Đề Nội Phủ Thị Bắc

Đồ Ký Kiểu  thời Tây Sơn (1788 – 1802) :  Những hiện vật còn xót lại còn rất ít , đa số là  men rạn mang hiệu đề Trân ngoạn (珍 玩), đề những bài thơ chữ Nôm với các họa tiết trang trí giản lược và kém về chất lượng men, màu.

ĐSKK thời Nguyễn (1802 – 1945). Đây là những món đồ sứ được ký kiểu vào thời Nguyễn, chủ yếu dưới các triều vua: Gia Long (1802 – 1820), Minh Mạng (1820 – 1841), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883) và Khải Định (1916 – 1925), bao gồm các dòng đồ sứ ngự dụng, quan dụng và dân dụng, cả đồ sứ men trắng vẽ lam lẫn đồ sứ màu.

 

Đồ Sứ Ký kiểu thời Nguyễn

Đồ Sứ Ký kiểu thời Nguyễn

Đồ Sứ Ký kiểu thời Nguyễn

 

Dòng Đồ Ngự Dụng :

Đồ Ngự Dụng có thể là do chính các thợ thủ công Việt Nam xưa làm hoặc do triều đình ký kiểu bên Trung Quốc .

Trong Hoàng cung của các triều đình Đại Việt xưa có sự phân biệt khá rõ: Vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa đều có đồ dùng riêng, khác với đồ dân gian và được gọi là đồ ngự dụng. Thậm chí, có quy định hình rồng bao nhiêu móng là hình ảnh của Thiên tử tức Vua, cấm người thường tự tiện vẽ rồng trên đồ dân gian, nếu vi phạm sẽ bị khép vào tội khi quân (bị chém đầu).

Đồ ngự dụng của triều đình nhà Nguyễn .

Những đồ này thường được khắc hình linh vật như rồng, phượng. thường phải bằng vàng bạc, châu báu. Nhân gian có câu “đẹp vàng son” khá đúng đối với đồ ngự dụng, khi phần lớn phải bằng vàng hoặc dát vàng vào ngọc, ngà voi, bạc, ngọc quý ,..

Đồ sứ ngự dụng vẽ Rồng

Đồ sứ ngự dụng .

 

Bài viết của tôi dựa trên tầm hiểu biết và quan đểm cá nhân chính vì thế rất cần những lời đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn .

Cảm ơn các Bạn đã quan tâm và đón đọc .

Phạm Thành Trung – Trân Trọng 

About Phạm Thành Trung

20 comments

  1. chào bạn !
    các mẫu vật cỗ mặc dù đã trải qua thời gian dài” ĐSKK thời Nguyễn (1802 – 1945). Đây là những món đồ sứ được ký kiểu vào thời Nguyễn, chủ yếu dưới các triều vua: Gia Long (1802 – 1820), Minh Mạng (1820 – 1841), Thiệu Trị (1841 – 1847), Tự Đức (1848 – 1883) và Khải Định (1916 – 1925), bao gồm các dòng đồ sứ ngự dụng, quan dụng và dân dụng, cả đồ sứ men trắng vẽ lam lẫn đồ sứ màu.”
    nhưng nó vẫn còn giữ nguyên giá trị rất đẹp .
    cám ơn bạn đã chia sẽ bài này

  2. Chào Bạn!

    Những kiến thức chia sẻ của bạn thật là hay. Nhờ bạn mà mình hiểu hơn về thời xưa: “Trong Hoàng cung của các triều đình Đại Việt xưa có sự phân biệt khá rõ: Vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa đều có đồ dùng riêng, khác với đồ dân gian và được gọi là đồ ngự dụng. Thậm chí, có quy định hình rồng bao nhiêu móng là hình ảnh của Thiên tử tức Vua, cấm người thường tự tiện vẽ rồng trên đồ dân gian, nếu vi phạm sẽ bị khép vào tội khi quân (bị chém đầu).”

    Cảm ơn bạn. Mình sẽ chờ đón bài viết tiếp theo của bạn!

    Lê Đình Hoàng Sơn – Facenco.com

  3. Chào bạn,
    Cám ơn bạn đã chia sẻ cho mình thêm nhiều kiến thức về đồ cổ: ” Đồ ký kiểu thời Hậu Lê (hay thời Trịnh – Nguyễn phân tranh): Trong đó, đồ sứ do các chúa Trịnh ký kiểu là những món đồ mang các hiệu đề: 內 府 侍 中 (Nội phủ thị trung), 內 府 侍 右 (Nội phủ thị hữu), 內 府 侍 東 (Nội phủ thị đông), 內 府 侍 南 (Nội phủ thị nam), 內 府 侍 北 (Nội phủ thị bắc), 內 府 侍 兑 (Nội phủ thị đoài) và 慶 春 侍 左 (Khánh xuân thị tả). Còn đồ sứ do chúa Nguyễn ký kiểu là những chiếc tô đề thơ của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) vẽ kèm phong cảnh minh họa những nội dung bài thơ đó. Những chiếc tô này đều có hiệu đề gồm hai chữ Hán Thanh ngoạn (清 玩) viết theo lối chữ triện.” Giờ đây mình đã biết cách xem xét chữ khi mua đồ cổ.
    Mong chờ chia sẻ tiếp theo của bạn.

  4. Hoàng Anh Tuấn - Hoàng Mai - Hà Nội

    Những kiến thức này lần trước gặp Bác đã được Bác chỉ giáo một lần rồi – hôm đó Bác còn nói rất sâu về các dòng đồ Nội Phủ , hy vọng ở bài sau Bác sẽ giành thời gian để nói thêm về dòng đồ này .
    Cảm ơn bác rất nhiều – nhờ bài viết này mà tôi đã khái quát sơ lươc về Đồ Ký Kiểu và Ngự Dụng rồi.
    Sẵn đây cảm ơn Bác về món quà hôm Mừng Thọ tôi , Cái Dầm Bác tặng tôi tôi rất quý .
    Có dịp ra Hà Nội nhất định phải ghé tôi . Chúc bác sức khỏe & Thành Công .
    Mong sao được giao lưu thêm với Bác .
    Hoàng Anh Tuấn – Hoàng Mai – Hà Nội .

    • Chào Bác Tuấn ! Chị và các Cháu vẫn khỏe chứ anh ?

      Những món quà anh tặng gia đình tôi còn quý hơn nhiều .
      Tôi đã viết 1 bài mới chuyên sâu về đồ Nội Phủ rồi anh ạ !
      Phạm Thành Trung – Trân Trọng !

  5. Anh Tám - Cần Thơ .

    Anh Tám Ve Chai Cần Thơ đây chú Trung ơi .
    Chú viết bài này hay quá – tôi sẽ đợi bài viết chuyên sâu hơn của Chú .
    Chúc chú và Gia đình an khang – phát lộc .

    • Dạ Chào Bác Tám !
      Đồ của Bác toàn Quý Vật – Hiếm Có – bác cứ đùa là Ve Chai …..
      Cảm ơn Bác đã ủng hộ em . Chúc Bác sức khỏe và thành công .

  6. những chia sẽ của bạn thật chi tiết giúp mình hiểu và phân biệt được sư ký kiểu và đồ sứ ngự dụng. những hình ảnh minh họa càng giúp mình có cái nhìn trực quan hơn. mính sẽ liên hệ với bạn để học hỏi nhiều hơn

  7. Chào Bạn!

    Mình thật không thể ngời là với người còn trẻ như bạn mà có kiến thức xâu và rộng về đồ cố như vậy?

    Hi vọng có dịp được ngồi nói chuyện với bạn về lĩnh vực này

    Lê Thị Thuỷ
    maybaloquangcao.com

  8. Chào bạn!
    Mình không rành về đồ cổ lắm, nhưng qua lời chia sẽ của bạn cũng có chút it kiến thức về đồ cổ. Mong bạn sẽ chia sẽ những kiến thức mới hay lần sau nhé . Cám ơn bạn rất nhiều

  9. Chào bạn,
    Nhìn đẹp quá đi mất. Cám ơn bạn đã chia sẻ , nhờ vậy mình biết thêm nhiều về kiến thức cổ vật ông cha xưa.

    Nguyễn Hải Phi – khoibenhgan.com

  10. Tuấn Kiệt - Mỹ Tho

    Cảm ơn Bài viết của anh . nhờ đây mà tôi hiểu thêm về 2 dòng đồ trên .
    Rất trân trọng kiến thức anh đã chia sẻ – rất hay và bổ ích .
    Và những món đồ của anh rất hoàn hảo .

  11. Hi bạn,

    Nhờ bạn mà mình đã hiểu thế nào là đồ sứ ký kiểu và đồ sứ ngự dụng và cả lịch sử ra đời của chúng nữa.

    Đồ sứ ký kiểu là tên gọi của một nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam bao gồm vua, quan và cả thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề.

    Đồ Ngự Dụng có thể là do chính các thợ thủ công Việt Nam xưa làm hoặc do triều đình ký kiểu bên Trung Quốc .

    Phạm Tấn Thành-daunhotkimbao

  12. Hi bạn,
    Web của bạn cung cấp những kiến thức rất hay và bổ ích như
    Đồ sứ ký kiểu là tên gọi của một nhóm hiện vật đồ sứ do người Việt Nam bao gồm vua, quan và cả thường dân đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, với những yêu cầu riêng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, thơ văn minh họa và hiệu đề.
    Cám ơn bạn đã cung cấp những thông tin hữu ích cho mình!

    Trần Ngọc Quang Minh – Chủ sáng lập thương hiệu M’Berry – Rượu Dâu tằm Đà Lạt
    http://ruoudau.com

  13. Tôi muốn nhờ tác giả Thành Trung đọc giúp hộ những chữ Hán ở mặt dưới một vài đồ sứ. Mong được sự đồng ý. Xin cảm ơn

    • Khoảng thời gian vừa rồi mình tập trung lo chuyện xây nhà nên trả lời Bạn muộn quá – Mong bạn thông cảm .
      Bác liên hệ cho mình vào SĐT của mình : 0975676327 – FB và Viber số đó ạ

  14. minh co mon do noi phu khong biet gia ca the nao? khong biet co ai mua khong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*