Đồ gỗ cổ , đồ gỗ mới , đồ khảm ốc , khảm trai sẽ luôn có sự co dãn vào các mùa trong năm .
Phạm Thành Trung xin chào các Bạn !
Những ai mới chơi đồ gỗ thì chắc hẳn đều lơm lớp lo sợ vì sự co dãn của gỗ , cũng như sự co rút của chất keo gắn ốc xà cừ vào gỗ . Không chỉ đồ gỗ mới , mà đồ gỗ cũ vẫn có sự co dãn , vì trong thân gỗ luôn có một lượng lớn tinh dầu và hơi nước vì thế khi gặp sự thay đổi thời tiết đột ngột , gỗ sẽ không kịp biến thiên lên sự co ngót sẽ xảy ra . Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ các Bạn những cách để hạn chế sự co ngót do tác động của thời tiết này .
Nhóm 1 : Đồ gỗ cổ hay đồ xưa , đồ sản xuất được vài năm : Đối với nhóm 1 này thì lượng hơi nước , tinh dầu cũng thân gỗ đã giảm đi một lượng đáng kể lên chúng ta chỉ cần :
-Để ở nơi mát mẻ , tránh ánh nắng trực tiếp : vì nắng trực tiếp có thể làm gỗ nóng lên ,cong vênh , và co ngót rất nhanh do lượng hơi nước trong thân gỗ bốc ra đột ngột .
-Hạn chế lau nước : Vì đối với đồ gỗ cổ , ten gỗ rất quan trọng , việc lau nước có thể làm bạc chất gỗ và mất ten gỗ . Và lau nước nhiều làm lượng hơi nước trong gỗ không ổn định .
-Hạn chế để phòng máy lạnh : Nếu để phòng máy lạnh thì lên quét nhớt mặt dưới ( dưới gầm ) của món đồ để giữ độ ẩm ổn định ( khoảng nửa ngày cho đến 1 ngày là bay hết mùi nhớt )
-Không được dùng hóa chất : đồ gỗ cổ và cả gỗ khai thác được vài năm mà có cẩn ốc xà cừ lên thì ta không được dùng hóa chất lau lên bề mặt , vì hóa chất sẽ làm mất ten gỗ và ảnh hưởng đến chất keo gắn Ốc xà cừ vào gỗ . Các loại hóa chất như : nước rửa kính ,nước rửa chén bát , xăng nhật , nước rửa móng tay ,….
Nhóm 2 : Đồ Gỗ Mới sản xuất , mới khai thác : Đối với đồ gỗ mới sản xuất khi ta mua về thì phải hết sức lưu ý :
- Hạn chế tối đa tác độg của nhiệt độ bên ngoài vì khoảng thời gian này gỗ sẽ rất dễ bị co ngót do lượng nước trog gỗ rất cao .
- Quét nhớt hoặc phun 1 lớp P.U lót ở mặt trong hoặc dưới gầm để giữ độ ẩm cho gỗ ( đối với đồ cổ thì tuyệt đối không được phun gì cả )
- Phải khóa 2 đầu những tấm gỗ lớn để chánh tình trạng gỗ bị tóc đầu hay xé ra .
- Gỗ mới thì phải để một thời gian mới được khảm ốc .
Của Bền tại người , các cụ ngày xưa đã nói như thế và tới giờ cũng vậy , hãy trân trọng và gìn giữ những quý vật mà ông cha ta để lại . Mong rằng những chia sẻ của mình có thể giúp một phần nào đó các Bạn bảo quản đồ gỗ đc trước những thay đổi của thời tiết .
Kiến Thức Cổ Vật .Com – Chia Sẻ Kiến Thức – Kết Nối Đam Mê .
Phạm Thành Trung – Trân Trọng .
Chơi đồ mà không hiểu về đồ và không biết gìn giữ thì đúng là quá tàn nhẫn đúng không Bác Trung .
Kiên thức Bác viết rất đầy đủ . cảm ơn anh .
Cảm ơn Chúc Trung đã viết bài , cho phép cháu chia sẻ bài viết này lên Facebook của cháu được không ạ .
Chào anh Trung .
Em e cũng đang có xưởng mộc và xin cảm ơn anh về những bài viết anh đã chia sẻ trên đây . rất hay và bổ ích cho anh em trong nghề .
Chào bạn!
Muốn phân biệt được gỗ mới hay gỗ cũ thì dựa vào đặc điểm nào? Nên dùng gỗ cổ hay là gỗ mới tốt hơn?
Thanks!
Phan Thị Minh Tâm – daudauphong.com
Toi rat tran trong nhung nguoi co tam long nhu anh – luon chia se – de moi nguoi duoc hoc hoi .
Toi da lon tuoi , toi rat nguong mo anh .
Chúc anh thanh cong hon trong cong viec cung nhu trog cuoc song .
Vùng mình gần biển nên nắng và gió rất khắc nghiệt. Có cần phải đánh PU lên để bảo quản ko bạn?
Duy Phan – Tai nghe bà bầu
Chào bác Trung,
Cám ơn Bác đã có những chia sẻ ý nghĩa. Bạn cho cháu hỏi: ” khi mua đồ gỗ về làm sao mà biết được là đồ gỗ này được làm từ gỗ bao nhiêu năm vậy, và nếu như bụi bám vào đỗ gỗ thì làm sao? lau bằng khăn ướt thì lại sợ gỗ dễ hư?
Mong bác chia sẻ.
Bên mình có cung cấp gỗ xà cừ k, mình cần bộ bàn ghế lớn
Trần Ngọc Quang Minh
Ruoudau.com – Rượu Dâu Tằm Đà Lạt
Chào bạn!
Cho mình hỏi bàn ghế cẩn xà cừ lâu ngày rớt vài mảnh xà cừ, làm cách nào dán lại không bị rớt nữa?
Cám ơn bạn
Hi Bác Trung,
Đồ gỗ mình có thể lau chùi bằng khăn ướt được không Bác?
Nguyễn Thị Thúy Hằng