Breaking News
Home / Kiến Thức Cổ Vật / Phân Biệt Đồ Gốm Sứ Thật và Giả .

Phân Biệt Đồ Gốm Sứ Thật và Giả .

Phạm Thành Trung xin chào Các Bác !

Thêm một bài viết mình chia sẻ về cổ vật gốm sứ , bản thân mình chủ yếu sưu tầm bên mảng đồ gỗ cổ  lên về gốm sứ mình cũng chưa hiểu rõ tưởng tận được . Chính vì thế mình viết bài này với mong muốn nhận thêm được những ý kiến đóng góp của mọi người , và chia sẻ những kiến thức , kinh nghiệm mà mình có được trong những năm tháng buôn ba tứ xứ .

Với những người chơi đồ lâu năm thì chỉ cần nhìn nước men, cốt dáng  , màu mực, nét vẽ là có thể phân biệt được nhưng vớinhững ngườichưa có kinh nghiệm thì mình xin chia sẻ mấy cách của mình dưới đây :

Đặc biệt để ý Dưới đáy : Thường thì chúng ta muốn xem 1 món đồ cổ thì lật đít lên xem thật kỹ, sau đó chủ quan khẳng định 99% là cổ xưa. Vịn vào sự chủ quan này mà bọn giả mạo rất thích dùng kỹ thuật đáy cũ-thân mới bất cứ khi nào có thể. Nhất là những món đồ có hiệu đề nổi tiếng, đồ lành quá ít, trong khi những món bể nát chỉ còn trơ đáy thì không đáng tiền. Vì thế phải xem thật kỹ đáy  :

Đối với ấm chén , lậm lai , đĩa hay đồ nhỏ thì trong quá trình sử dụng có thể đáy nhẵn    và ngả màu vàng nhạt  đi phần nào – nhưng nhẵn quá thì bạn lên lưu tâm – vì có thể có sự tác động xấu của con người

phân biệt đồ sứ thật và giả

Đáy Bát nhỏ – khá nhẵn mịn và xuống màu nhiều . 

Đối với những đôi lộc bình hay đồ  lớn thì đáy thường không nhẵn lắm vì những món đồ ít xê dịch .

 

phân biệt đồ sứ thật và giả

Đáy bình ít xê dich lên không nhẵn và ít xuống màu .

Lưu Ý : Phần tiếp giáp giữa đáy và thân – phải có sự ngả màu từ từ – chứ không thể đáy thì già câng , ngả màu còn thân thì men bóng sáng được .

Giả mạo trầm tích biển hay dính đất , đồ đào : 
Việc ngày càng nhiều con tàu đắm được phát hiện và những cổ vật của nó ngày càng có giá trên thị trường, khiến nhiều người tin rằng hễ có hào bám, rong rêu, trầm tích bám trên hiện vật thì đảm bảo rằng chúng là đồ cổ đã nằm sâu dưới biển hàng mấy trăm năm về trước.

Sự thật là bọn giả cổ chỉ cần ngâm đồ mới xuống dưới biển, dưới ao hồ, bùn lầy khoảng vài tháng là khi vớt lên thì đã đầy những trầm tích, hào bám khá chắc. Cho nên chúng ta đừng quan trọng việc có trầm tích , có vết hào bám bên ngoài hay không, mà cần xem bản thân hiện vật .

Ngâm axit – hóa chất – hay phơi nắng :

Đối với đồ giả kiểu này thì chúng ta phải soi thật kĩ phần trong lòng ( bình lọ)  , cạnh khuất , cạnh trong của món đồ và  khu đáy không tráng men cũng sẽ bị ảnh hưởng ăn mòn bởi axít. Mà điều này thì không thể đồi với cổ vật tự nhiên. vì dùng tự nhiên  thì các phần đó rất ít bị tác động , Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận biết đồ đã ngâm qua axít bằng cách…ngửi chúng !

Thêm 1 cách mà cách nhà khoa học hay dùng đó là Phân tích bọt khí :

-Xem hướng của bọt khí:

Như ta cũng biết là dưới kính phóng đại, ta có thề nhìn thấy những bọt khí dưới lớp men 1 món đồ cổ.  Nó có thể sắp thành từng chuỗi ngang hay dọc theo chu vi món đồ. Về lý thuyết là khi món đồ nung trong lò được sắp theo phương thẳng đứng thì nó sẽ có những bọt khí hương lên. Còn những món đồ dùng khuôn hàng loạt rồi để vào lò theo phương ngang thì nó sẽ cho ra chuỗi bọt khí ngang. Còn đồ cổ thì bọt khí sẽ xuất hiện một cách tự nhiên không theo 1 dạng cố định nào và đó là cách nhận biết 1 món đồ giả cổ làm bằng khuôn so với 1 món đồ chuẩn.

phân biệt đồ sứ thật và giả

Hình ảnh phóng to để thấy rõ Bọt Khí và Chất thải của vi sinh vật.

-Kích thước bọt khí :

Với phương pháp sản xuất thủ công xa xưa, cổ vật thường có bọt khí kích thước không đều nhau (có thể nhìn thấy bằng kính lúp bọt khí lớn và nhỏ khác nhau trên cùng 1 hiện vật). Nếu bọt khí vắng mặt hoặc tất cả đều đồng nhất và nhỏ, điều này có thể là một dấu hiệu của phương pháp sản xuất hiện đại- đốt bằng lò gas, lò điện thì nhiệt độ rất ổn định.

Cách cuối cùng là dùng kính núp và đèn pin để nhìn kỹ bề mặt , làn da không bằng phẳng thể hiện sự co rút men tự nhiên , những chỗ đọng mực đậm thường lõm xuống biểu hiện sự hút của lực trái đất với phần mực đậm có tỷ trong lớn hơn , các mồ mả của đám vi sinh và chất thải của chúng đã đầy nổi cộm có màu trắng đen lẫn lộn nếu ta làm vệ sinh sạch sẽ thì chỗ đó sẽ lõm xuống như ao nước .

 

phân biệt đồ gốm sứ thật và giả

Hình ảnh phóng to để thấy rõ bề mặt không phẳng và mực đọng .

Mình biết các bạn còn rất nhiều cách khác để phân biệt nữa , rất mong nhận được chia sẻ của mọi người .

Bài viết của mình  dựa trên tầm hiểu biết cá nhân chính vì thế rất cần sự đóng góp ý kiến và chỉ giáo của các Bạn . Nếu thấy mình viết  chỗ nào  chưa đúng hãy liên hệ  giúp mình sửa sai .

Cảm Ơn các Bạn rất nhiều .

Phạm Thành Trung – Trân Trọng !

 

About Phạm Thành Trung

37 comments

  1. CHÀO BẠN
    cám ơn bài chia sẽ của bạn xong xong bài của bạn mới biết không có gì là không làm giả được kể cả các cổ vật hàng trăm năm.
    mong bạn tiếp tục chia sẽ nhiều kiến thức về cổ vật hơn nữa.

  2. chào Bác !
    phần này bác viết rất chính xác , nhìều kẻ cứ cố tình làm giả cho thật chuẩn cổ mà quên đi món đồ mình đang làm giả là món gì : “Đối với ấm chén , lậm lai , đĩa hay đồ nhỏ thì trong quá trình sử dụng có thể đáy nhẵn đi phần nào – nhưng nhẵn quá thì bạn lên lưu tâm – vì có thể có sự tác động xấu của con người”
    [one_fifth]

  3. Huỳnh văn Hải - Xứ Thanh .

    Lại một bài viết chất lượng của Anh Trung . Cảm ơn anh rất nhiều vì đã dành thời gian giúp đỡ những người sưu tầm chúng tôi .
    Những gì anh chỉ ở trên rất hay, một món đồ mà đáp ứng đc những gì a chỉ dẫn thì tôi hoàn toàn yên tâm và bỏ tiền ra mua .
    Huỳnh Hải – Cảm ơn Anh !

  4. Chào bạn!

    Quả thật là đối với một người không phải chuyên gia cổ vật thì khó thể nào mà biết được. Ngoài ra thì có cách nào dễ nhất để phân biêt đối với người mua không có các dụng cụ chuyên ngành để phân biệt không bạn

    • Hiện tại ở các nước tiên tiến thì đã có rất nhiều máy móc hiện đại thể nghiên cứu – phân tích xác định tuổi của Cổ vật.
      Nhưng ở Việt Nam mình thì rất ít – chỉ các Trung tâm khoa học cấp quốc gia mới có Bạn ạ . Ngoài thị trường hoàn toàn không .

  5. Tuấn Kiệt - Mỹ Tho

    bài viết này em đã đọc từ chiều tới giờ và cố gắng lưu vào đầu đây Bác ạ .
    Cảm ơn Bác rất nhiều . Mỗi bài viết của Bác như một bài học quý giá cho những người buôn như tôi .

  6. Hoàng Anh - Gia Lâm - HN

    Chịu khó học hỏi và giao lưu với những người như Bác thì chắc sẽ tiến bộ .
    mấy cách Bác chia sẻ rất hay – trân trọng

  7. Chào bạn,
    Mình rất khâm phục kiến thức về cổ vật của bạn. Thấy nhiều ông cứ rêu rao đi bán đồ cổ vật mà toàn bán đồ giả. Mình là người thích chơi cổ vật nên kiến thức này rất hữu ích với mình. Cảm ơn chia sẻ của bạn nhé.

  8. Xin chào chuyên gia,

    Tôi đã từng thấy những chén cũ với hoa văn có màu sắc giống hình mẫu, nhưng hầu hết dưới đáy có khắc chữ. Vậy mình có phân biệt thật giả qua nét chữ không?

    • Mình xin trả lời Bạn là : Có thể phân biệt qua nét chữ .
      Nhưng cách này chỉ đối với những người đã đc nhìn rất nhiều và rất quen với nét chữ dưới đáy thì mới phân biệt được , còn những người không chuyên thì không lên chủ quan dùng cách này . Cảm ơn Bạn !

  9. Bác chia sẻ rất hay – cháu đang học bên ngành du lịch và rất muốn tìm hiểu về cổ vật Việt mình và đã đc Thầy giáo chỉ cháu website của Bác .
    Cảm Ơn Bác rất nhiều .

  10. Chào Trung!
    Mình cũng thích cổ vật gốm sứ nhưng thiệt tình mình cũng ít kinh nghiệm để nhận biết. Hôm nay đọc bài chia sẻ này mình hiểu hơn để phân biệt loại giả và thật! Cảm ơn bạn!

  11. Hi Anh,

    Đọc bài chia sẻ của Anh, mình thấy Anh đặt cái TÂM vào đó. Rất tuyệt vời.

    Mình thực sự rất thích sưu tầm đồ cổ, vậy Anh có sẳn sàng chia sẻ thêm cho mình những thông tin bổ ích về đồ cổ được không?

    Cảm ơn Anh.

    Nguyễn Thị Thúy Hằng
    http://www.quangcaongoaitroi.info

  12. Ba mình cũng là người mê cổ vật nên mình cũng biết vài điều nhưng đọc bài viết của bạn mới thấy việc phân biệt cổ vật thật và giả đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu. Cảm ơn bạn rất nhiều!

  13. Chào bạn,

    Mong bạn giải thích thêm về điều này nhé “Đối với đồ giả kiểu này thì chúng ta phải soi thật kĩ phần trong lòng ( bình lọ) , cạnh khuất , cạnh trong của món đồ và khu đáy không tráng men cũng sẽ bị ảnh hưởng ăn mòn bởi axít. Mà điều này thì không thể đồi với cổ vật tự nhiên. vì dùng tự nhiên thì các phần đó rất ít bị tác động , Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận biết đồ đã ngâm qua axít bằng cách…ngửi chúng !”. Cám ơn bạn nhiều lắm.

    Đặng Nhật Quang.

    • chào anh Trung. Tôi cũng mới gọi là có tí đam mê siêu tầm đồ cổ một chút, thật sự là để phân biệt được là cổ thật hay cổ giả như người mới chơi thì rất khó. Đọc bài viết chia sẻ của anh rất có giá trị cho những người mới siu tầm đồ cổ. Tôi cũng siu tầm được một ít đĩa cổ bác cho tôi xin địa chỉ mong bác bớt chút thời gian hôm nào tôi mang qua bác đánh giá giúp được không ạ

      • Dạ cảm ơn tấm lòng của anh rất nhiều ạ .
        Mình ở địa chỉ : số 84k – Phan Văn Hớn – Huyện Hóc Môn – TPHCM – khi nào có dịp mời anh ghé chơi ạ .
        Hoặc nếu anh ở khác tỉnh thành thì nhắn cho mình địa chỉ , mình rất hay đi xứ , có gì mình ghé anh ạ .
        Thời gian vừa rồi mình xây nhà , nhiều việc quá nên giờ mới quay trở lại website được .
        Mong anh thông cảm ạ .
        Thành Trung – Trân Trọng !

        • Lương phúc vinh

          A Trung ơi em có một số đồ gốm Nhật mà ko biết chất lượng thế nào? A có cách nào giúp e kiểm tra ko ạ. Sdt e: 01264484885
          Zalo: 01264484885
          Fb: luong phuc vinh.
          Em cám ơn A trước ạ

  14. Chào bạn,
    Cám ơn bài viết bạn chia sẻ hay và ý nghĩa. Bạn có thể giải thích thêm giúp mình là tại sao xem đồ cổ thì thường xem đít của đồ vật đấy không vậy?
    Trần Minh Tú – hetviemxoang.com

  15. Chào bạn Trung,
    Cách phân biệt khá phức tạp, mình nghĩ nếu lại chỗ uy tín mua thì sẽ an tâm hơn, bạn Trung có biết chỗ nào bán đồ gốm uy tín không bạn?

    Trần Ngọc Quang Minh – Chủ sáng lập thương hiệu M’Berry

  16. Tô thế nguyệt

    Hi bạn
    “Phần tiếp giáp giữa đáy và thân – phải có sự ngả màu từ từ – chứ không thể đáy thì già câng , ngả màu còn thân thì men bóng sáng được ” mình chưa hiểu lắm bạn có thể giải thích kỹ hơn không ? Cảm ơn bạn

    • Vì phần đáy lọ không được tráng men lên sẽ xuống màu nhiều hơn còn phần thân gần đáy thì cũng bị ngấm hơi nước từ dưới lên – lên sẽ có sự ngả màu mực vẽ từ từ .

      • Minh co cai dia su made in FRANCE hoa van co noi dung thương tiếc người thân đã khuất.nhớ nhung người thân vắng mặt.có gọi là đồ cổ không?

  17. chào bạn, bạn thật khiêm tố, mình đọc những chia sẽ của bạn mình thấy rất tỷ mỹ, từng chi tiết được phân biệt giúp mình hiểu hơn về đồ sử và cách nhận biết thật giả. đúng là một chuyên gia với nhiều chia sẽ sắc sảo.

  18. Chào anh ,
    Mình cũng rất đam mê sưu tầm đồ gốm, may nhờ hôm nay đọc được bài viết của anh có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
    Mong anh tiếp tục chia sẻ .
    Thanks !

  19. Minh xem trong bo suu tap do co,co cai dia su rat giong cai cua ong minh co minh soi ki thi no la mot loai.

  20. phan trung hieu

    Chào anh! Em rất thích sưu tầm đồ cổ nhưng kiến thức còn nông cạn quá. Hiên em đang giữ hai chiếc bát nhưng không biết giá trị của chúng. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ anh.

  21. Tuấn Hạnh

    Bác cho e hỏi là sự khác nhau của các đời chiều đại trung quốc thì phân biệt như thế nào ạ…và e tò mò hơn đó là bác còn có tên khác là ” thiện ” đúng không ạ

    • Đó là phần cơ bản nhất và nền tảng nhất của thú chơi cổ ngoạn đòi hỏi người chơi phải tự tìm hiểu trong sách vở , lịch sử .
      Câu hỏi của Bạn quá rộng Bạn ạ !
      Còn tên thật của mình là Phạm Văn Trung bạn ạ .

  22. Chào bác Trung em đi tìm số nhà 84k phan văn hớn gần hết buổi chiều mà vẫn ko thấy, em hỏi thăm gần chục bác xe ôm, bác nào cũng bó tay, bác có cách nào cho e xin cái địa chỉ dễ tìm hơn ko, vd tổ, ấp, phường xã, hoặc nếu bac ko phiền cho e xin sdt, e muốn gặp bác vì e muốn mời bác xem ít đồ, và nếu được e bán cho bác luôn, sdt của e 0917557663. thanks bác.

  23. Nguyen van phớ

    Mình có 1 cái điếu bát hình con voi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*